Bạn biết gì về CV các nước?

(Quocchien242) CV có lẽ là điều mà mọi người không còn lạ gì nữa. Các bạn sinh viên khi học tới năm 4 đều đã tự trang bị cho mình một CV gần như hoàn chỉnh để các bạn có thể apply vào các công việc mong muốn. Vậy còn CV nước ngoài thì sao? Nó khác gì với CV mà các bạn biết tới hàng ngày ở Việt Nam?

Đặc điểm chung

Một sơ yếu lý lịch nói chung là ngắn gọn (một hoặc hai trang), chỉ chứa các kinh nghiệm làm việc trực tiếp liên quan đến công việc ứng thí. Một số sơ yếu lý lịch dùng các từ khóa mà người thuê nhân công có thể đang tìm, có xu hướng tô đẹp thêm cho ứng viên, chứa các từ ngữ thể hiện nhiệt huyết.

Thông thường, các sự kiện được liệt kê theo thứ tự thời gian; ngược hoặc xuôi. Tuy nhiên, có sơ yếu lý lịch sắp xếp kinh nghiệm làm việc theo các chủ đề, ví dụ như cho sinh viên chưa có bề dày làm việc, nhưng muốn nhấn mạnh các nhóm kỹ năng thu được qua các khóa học và đợt thực tập.

Ngày nay, các sơ yếu lý lịch hay có thêm mục kể về các khả năng làm việc với máy tính (ví dụ như soạn thảo văn bản) do máy tính đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.
 
Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay, nhiều khi các nhà tuyển dụng yêu cầu các sơ yếu lý lịch phải được đóng dấu chứng nhận và ký của Ủy ban Nhân dân phường, Ủy ban Nhân dân xã, hay một cơ quan có uy tín. Đôi khi các Ủy ban Nhân dân chỉ chứng nhận khi sơ yếu lý lịch được điền theo đúng một khuôn mẫu in sẵn. Mẫu in sẵn có thể có mục về lịch sử gia đình.
 
Mỹ
 
Từ “curriculum vitae” ở Mỹ mang ý nghĩa của một bản tự giới thiệu bản thân, có thể dài hơn vài trang; ngoài chứa thông tin về kinh nghiệm làm việc, quá trình giáo dục, các bài xuất bản, các giải thưởng đạt được,… nó còn có thể chứa thêm ví dụ về các công trình đã làm bởi ứng viên. CV kiểu này hay được các nhà tuyển dụng về nghiên cứu khoa học hay y khoa yêu cầu.

Từ résumé có ý nghĩa gần với sơ yếu lý lịch hơn, thường chỉ ngắn gọn một đến hai trang, thích hợp với tuyển dụng kinh doanh thông thường. Từ résumé thường bị thay thế bằng một hình thái đơn giản hơn của nó (chủ yếu là bởi các người Mỹ không phát âm được tiếng Pháp) như resumé hay ngay cả resume.

CV ở Mỹ còn có một số đặc điểm sau:

•    Không khuyến khích kèm ảnh chụp cá nhân trong CV, trừ ngành nghệ thuật biểu diễn.
•    Các CV cho vị trí nghiên cứu khoa học hay liệt kê các sự kiện cũ nhất trước.
•    Các ngành khác liệt kê sự kiện mới nhất trước.
•    Trước thập niên 1990, dòng đầu tiên hay ghi mục đích ứng cử. Ngày nay công thức này đã lỗi thời.
 
Anh

Tại Anh, từ “curriculum vitae” hay “CV” là các từ tiêu chuẩn được sử dụng, thay cho từ “résumé” của Mỹ.
 
Đức

Tại các nước nói tiếng Đức, một CV bao giờ cũng phải kèm theo hình ảnh chân dung của người đứng đơn.

Pháp

Thông thường, các CV ở Pháp phải luôn được kèm theo lettre de motivation (tạm dịch là đơn xin), trong đó nói thêm về cá nhân (nhiệt huyết, các điểm mạnh và những gì người xin việc có thể mang đến), các yêu cầu và các mong đợi, và tất nhiên đề nghị được gặp gỡ và chào hỏi theo công thức.

Ngoại lệ
  • Các nghệ sĩ có thể viết CV khá dài và có thể theo các định dạng sáng tạo không theo khuôn mẫu, và thêm thông tin về các biểu diễn hay trưng bày cá nhân hoặc theo nhóm.
  • Nước ngoài có sự phân biệt CV và resume. Còn ở Việt Nam, chỉ có 1 hình thức là CV. Các nhà tuyển dụng ở mỗi quốc gia đưa ra những yêu cầu khác nhau về việc cần có một bản CV – sơ yếu lý lịch hay resume – bản tóm tắt các thông tin nghề nghiệp cơ bản.
  • Ở Mỹ, CV thường được dùng chủ yếu khi bạn nộp đơn xin việc cho các vị trí liên quan đến học thuật, giáo dục, khoa học và nghiên cứu. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng CV trong hồ sơ xin học bổng.
  • Nếu bạn nộp đơn xin việc ở các nước Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi, Châu Á, CV bao giờ cũng được yêu cầu nhiều hơn so với Resume.
  • Lưu ý rằng các nhà tuyển dụng nước ngoài mong muốn biết được các thông tin cá nhân của bạn trong bản CV – điều không bao giờ xuất hiện trong các Resume của Mỹ, ví dụ ngày tháng năm sinh, quốc tịch, nơi sinh
Resume và CV
  • Nhiều người cho rằng Resume & CV là một, nhưng thực chất chúng khác nhau. Một cách khái quát, Resume như là 1 bản chào hàng, bán những điểm mạnh của ứng viên trong khi CV như là 1 bản SYLL giới thiệu quá khứ của ứng viên.
  • Tất nhiên bạn sẽ nói quá khứ cũng là cái ứng viên có thể bán được, nhưng Resumechọn lọc các điểm quá khứ tiêu biểu để giới thiệu, còn CV thì liệt kê lại 1 quá trình.
  • Vì vậy, khi nộp đơn xin việc, ứng viên cần quyết định là sẽ làm hồ sơ xin việc theo kiểu Resume hay CV. Điều này tùy thuộc vào mục đích tuyển dụng của doanh nghiệp và quan điểm, phong cách của người làm nhân sự tại doanh nghiệp đó. Điều quan trọng là, làm đúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Nguyễn Quốc Chiến,
Chuyên gia Tư vấn, Đào tạo

0 Nhận xét